Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu mẹo vặt linh tinh ....

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Thơ Tình Trên Net







Tình yêu trên net hởi ơi
Kẻ vui cuời ngất nguời thời khóc than
Lúc vui như ở thiên đàng
Khi buồn trách móc cả làng cũng nghe
Lôi mail ra xóa khoẻ re
Xong rồi lại gõ mấy xe thư tình
Đôi khi trở chứng làm thinh
Có nguời lại ngán lụy tình : ngưng thư
Không yêu nhưng cứ khư khư
Để xem tài sức thật hư thế nào
Ai nguời yếu viá phóng vào
Ngã đùng ra chết, vừa gào vừa rên
Hỏi ra cho biết tuổi tên
Em mang họ nick lấy tên nêm mờ (name )
Vậy mà anh vẫn còn mơ
Yêu em trọn kiếp, đợi chờ, ngóng trông

Biết ảo mà cứ nhào dzô
Xong rồi mới biết mấy cô là thằng
Xôn xao nói chuyện lăng nhăng
Mây bay, buớm đậu, thằng lằng đứt đuôi

Thì ra cậu ấm là nàng
Hèn chi ăn nói dịu dàng để thương
Ngất ngây ngây ngất tình trường
Ta đây hy vọng con đường tương chao

Tình yêu trên nét lạ kỳ
Chỉ cần go gỏ có ngay người tình
Rồi thơ rồi thẩn rồi mơ
Mong chờ đối diện dung nhan một lần
Đến khi gặp gở TÌNH NHÂN
Chàng nàng không giống trong tranh tí nào
Chàng thì yểu điệu thục nhi
Nàng thì hùng mạnh râu ria đấy mồm

(ST)
http://freephim4u.com/forum/showthread.php?t=9233

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Tiếng ta – tiếng tây – cười vui và bổ ích






Tiếng Mỹ và tiếng Việt

Hiệu Minh
Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuềnh xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.
Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi nói chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp… thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, … rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn… Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.
Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi tiệm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went to the shop”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắc của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.
Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào? Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?
Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi… Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la…” cả.
Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ … Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ … ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, … mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???
Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, … nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:
Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!
Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, … thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, …
Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be… cũng vậy.
Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người…. Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)…
Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”. Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.
Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: “Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?” (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: “I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?” (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: “Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said “Coke” not sound like “Coke” but “c@ck”. c@ck is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady”. (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ “Coke” mà không giống “Coke” mà thành “c@ck”. c@ck là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).
Johnson “gỡ gạc”:
- Hi hi… Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”, gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra vẻ lịch sự nên khen chủ nhà và nói: “Nhà anh và nhà anh thật đẹp”. Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà “Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?” Hi hi… lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.
Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: “Oh, never mind. You can lie down at my top” (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên… mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó… Tây lắm, thích thì sẵn sàng… chiều! “Tình cho không biếu không” mà. Vậy là… lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh – Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!
Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là… hố to rồi. Ha ha… Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua”……………..
Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế, lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, thì có ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:
- “Ôn đi về mô khôn hè?”
Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buột miệng:
- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.
Hiệu Minh sưu tầm
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/2404/2404

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Các kiểu cười






Các kiểu cười

Cười là thuốc bổ ai ơi !
Dầu rằng lắm bạc thuốc cười khó mua.
Từ dân cho đến quan vua,
Không cười là bệnh người xưa dặn dò.
Đến đây tôi bán rẻ cho,
Tiền xu thang thuốc khỏi lo chờ hoài.
Uống vào cười mãi suốt ngày,
Cười không ăn uống cười bày hàm răng.
Cười khì, cười ngất, cười gần,
Cười nôn, cười lén, cười lăn, cười thầm,
Cười mủm mỉm, cười vang ầm,
Cười lộn ruột, cười rần rần, cười chê.
Cười chua chát, cười hề hề,
Cười đau bụng, cười lộn mề, cười khinh.
Cười ngặt nghẽo, cười một mình,
Cười cợt, cười nụ, cười tình, cười om,
Cười lơi, cười lả, cười ngon,
Cười ra nước mằt, cười mòn cả răng.
Cười chúm chím, cười bò lăn,
Cười phá lên, cười dòn băng, cười mừng,
Cười hô hố, cười nhảy tưng,
Cười tươi, cười rộ, cười sưng cả mồm,
Cười ơi thuốc bổ quá ngon !
Mua về dành để sớm hôm luôn cười.
Cười là thuốc bổ ai ơi !!!

Lúc diễn tả cảm xúc, các nền văn hóa tuy khác nhau lại có rất nhiều điểm chung. Nếu đưa một bức ảnh một gương mặt vui và đang cười cho những người thuộc nhiều quốc gia khác nhau xem thì thông thường người xem sẽ hiểu được cảm xúc của người trong ảnh, tuy nhiên cười cũng có nghiã là không hài lòng, ngạc nhiên, buồn bã, giận dữ, sợ hãi và khinh bỉ. Các ghi nhận này cho thấy là phía sau sự phức tạp của văn hóa nhân loại còn có một cốt lỏi về biểu hiện cảm xúc cơ bản chung cho mọi người trên thế giới.


Cũng như Darwin đã nói rằng hình như chúng ta đều có cùng cách mỉm cười.
Các biểu hiện trên nét mặt đã thay đổi theo thời gian và cùng với sự tiến hoá của các cơ quanh miệng đã tạo ra nhiều dấu hiệu mới. Chẳng hạn như sự thay đổi của cơ gò má lớn ở cung tiếp làm khóe môi bị kéo lên trên và ra sau tạo ra nụ cười đặc trưng của chúng ta.
Ngày nay, cười là cách dễ nhất để làm quen, để tạo ấn tượng và sự thông cảm ở người khác. Nụ cười được xem là nền tảng của sự giao tiếp xã hội.
Với đà tiến triển này, nụ cười cần có một dáng vẻ tự nhiên để làm vừa lòng người đối diện. Với tư cách là nha sĩ, chúng ta cần có trách nhiệm đối với thách thức mới này, phải làm sao phân biệt được các kiểu cười khác nhau. Đây không chỉ là phương tiện giúp chẩn đoán chính xác và điều trị sơ khởi mà còn là thước đo chủ quan mà chúng ta có thể sử dụng để tập lại cho bệnh nhân cách cười.Các biểu hiện trên nét mặt đã thay đổi theo thời gian và cùng với sự tiến hoá của các cơ quanh miệng đã tạo ra nhiều dấu hiệu mới. Chẳng hạn như sự thay đổi của cơ gò má lớn ở cung tiếp làm khóe môi bị kéo lên trên và ra sau tạo ra nụ cười đặc trưng của chúng ta. Ngày nay, cười là cách dễ nhất để làm quen, để tạo ấn tượng và sự thông cảm ở người khác. Nụ cười được xem là nền tảng của sự giao tiếp xã hội. Với đà tiến triển này, nụ cười cần có một dáng vẻ tự nhiên để làm vừa lòng người đối diện. Với tư cách là nha sĩ, chúng ta cần có trách nhiệm đối với thách thức mới này, phải làm sao phân biệt được các kiểu cười khác nhau. Đây không chỉ là phương tiện giúp chẩn đoán chính xác và điều trị sơ khởi mà còn là thước đo chủ quan mà chúng ta có thể sử dụng để tập lại cho bệnh nhân cách cười.

Cách phân biệt kiểu cười.
Ngành nha phải đưa ra một phương pháp phân loại để nhận diện các loại kiểu cười khác nhau. Trong quá trình thực hành, người ta đã tìm lại được các từ ngữ và cách phân loại để bình thường hóa các vấn đề nha khoa chuyên ngành, và giải thích chúng bằng loại từ ngữ thông thường không chỉ cho bệnh nhân, nha sĩ mà còn cho cả mọi người, các nhân viên phòng kỹ thuật, và cho các cơ quan lập pháp. Trong nha khoa, có rất nhiều bộ môn sử dụng các hệ thống phân loại, ví dụ như : từ khớp cắn trong chỉnh hình là một hệ thống phân loại gồm ba loại khá đơn giản nhưng trong nha chu, chấn thương răng, phẫu thuật hàm mặt nó lại phức tạp hơn, có thêm nhiều chú giải hơn.

Kiểu cười
Cho dù có cả hàng triệu nụ cười khác nhau, người ta có thể nhận diện ba loại kiểu cười căn bản. Các nhà tạo hình với nhiệm vụ tái tạo lại nụ cười phân biệt các loại kiểu cười sau đây dựa trên các cấu trúc cơ-thần kinh :

1. Cười mỉm. Neutral Là kiểu cười thông thường nhất, chiếm tỉ lệ 67% dân số. Ở kiểu cười này, người ta thường ví von với hình ảnh chiếc cung của thần Ai tình vì khi cười, khóe miệng đầu tiên bị kéo ra ngoài, sau đó các cơ môi co lại kéo môi trên lên trên để lộ nhẹ nhàng các răng trên. Trong kiểu cười cổ điển này, điểm thấp nhất của mặt phẳng nhai hàm trên là bờ cắn hai răng cửa giữa. Từ điểm này, cung răng cong lỏm sang hai bên và lên trên (?), răng số 6 hàm trên ở trên bờ cắn răng cửa giữa từ 1-3mm. Một nụ cười tự nhiên theo kiểu này làm khóe mép di chuyển một khoảng từ 7 đến 22mm theo hướng đi lên và tạo với mặt phẳng ngang một góc 40 độ (thay đổi từ 24 đến 38 độ), hướng của nụ cười về phía nơi tiếp giáp giữa vành tai và da vùng đầu. Nếu so sánh bên trái với bên phải, ta thấy có sự khác biệt đáng kể về biên độ cử động của khóe mép, nhưng nếu khảo sát về hướng di chuyển thật sự thì sự chênh lệch không đáng kể. Các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng có kiểu cười này là : Jerry Seinfeld, Dennis Quaid, Jennifer Aniston, Frank Sinatra, Jamie Lee Curtis, Audrey Hepburn.

2. Cười lộ răng nanh Razz Chiếm khoảng 31% dân số, chủ yếu cười bằng môi, nhất là nhờ các cơ nâng môi trên. Đầu tiên các cơ môi co lên để lộ răng nanh sau đó khóe miệng mới di chuyển ra ngoài. Như vậy, xét về chiều cao thì điểm khóe miệng luôn ở dưới điểm môi trên tương ứng với vị trí răng nanh trên. Và các răng cối nhỏ trên thường nghiêng nhẹ xuống dưới, ngược lại với độ cong lõm của kiểu cười mĩm. Tác động này tạo ra hình ảnh của cánh chim (?) nếu nhìn nghiêng lên trên mô nướu. Trong kiểu cười này vị trí của các răng cối lớn trên thường ngang bằng hay thấp hơn so với bờ cắn răng cửa giữa. Đặc biệt điển hình cho kiểu cười này là các diễn viên : Elvis, Tom Cruise, Drew Barrymore, Sharon Stone, Linda Evangelista và Tiger Woods.

3. Cười phối hợp Laughing Chiếm khoảng 2% dân số. Môi thường có dạng hai nếp gấp song song nhau. Các cơ nâng môi trên và khóe miệng cũng như cơ hạ môi dưới co lại đồng thời để lộ cùng lúc các răng trên và dưới. Đặc tính chủ yếu của kiểu cười này là có sự co cơ khá mạnh và môi dưới bị kéo xuống dưới và ra sau. Với kiểu cười này thì mặt phẳng nhai hàm trên và dưới thường đồng dạng và song song với nhau. Hãy tưởng tượng đến kiểu cười của Julia Roberts, Marilyn Monroe, Will Smith và Oprah Wnfrey. Mặc dù các kiểu cười chịu ảnh hưởng bởi các cấu trúc cơ-thần kinh, nhưng mọi người đều có thể bắt chước được. Một nụ cười thường được định bởi thói quen cũng như vị trí không phù hợp của các mô cứng bên dưới, chính vì thế việc tạo lại nụ cười giúp bệnh nhân có lại được vẻ tự tin và cần phải làm thay đổi phản xạ cơ-thần kinh.

Các giai đoạn khi cười
Một chu trình cười gồm 4 giai đoạn : Giai đoạn 1 : Môi còn ngậm. Giai đoạn 2 : Thư giãn. Giai đoạn 3 : Cười tự nhiên (khoảng ¾ nụ cười tối đa) Giai đoạn 4 : Cười tối đa.

Rõ ràng rằng nụ cười rất đa dạng và đặc trưng cho từng người. Có khá nhiều nụ cười không thấy có sự khác biệt nhiều giữa vị trí cười tự nhiên và cười tối đa, như vậy có thể chỉ cần chú ý đến sáu răng cửa trước trên và dưới, trong khi có những nụ cười số răng lộ ra ở vị trí cười tự nhiên và tối đa khá cách biệt, những trường hợp này cần chú ý nhiều hơn để cải thiện thêm về thẩm mỹ.

Các dạng của nụ cười.
Có 5 dạng cười được phân biệt dựa trên mô răng và mô nha chu lộ ra khi cười. Dạng 1 : Cười chỉ để lộ hàm trên. Dạng 2 : Cười để lộ hàm trên và khoảng 3cm mô nướu. Dạng 3 : Cười chỉ để lộ hàm dưới. Dạng 4 : Cười để lộ cả hàm trên và hàm dưới. Dạng 5 : Cười không lộ cả hàm trên và hàm dưới.

Thông thường, mỗi người cười chỉ ở một dạng duy nhất, tuy nhiên có những trường hợp có thể kết hợp nhiều dạng. Ví dụ : một người có thể có đồng thời kiểu cười phức hợp lộ toàn bộ cả răng hàm trên và dưới và thêm cả mô nướu hàm trên khoảng hơn 3cm, vậy nụ cười này thuộc cả hai dạng 2 và 4.

Hệ thống phân loại nụ cười
Các cách phân biệt trên có thể kết hợp với nhau thành một hệ thống để bình thường hoá các từ ngữ chuyên môn từ đó giúp mô tả khách quan các dạng nụ cười khác nhau. Kiểu cười, giai đoạn cười, dạng cười là những đặc tính rõ ràng, đơn giản và đầy đủ giúp phân biệt chi tiết các nụ cười khác nhau. Với định nghỉa này, cả nha sĩ lẫn bệnh nhân đều có thể ứng dụng được các thuật ngữ này dễ dàng. Ví dụ : nụ cười thường gặp nhất là kiểu khóe miệng, giai đoạn 3, dạng 1.

Kết luận
Mặc dù việc điều chỉnh lại nụ cười còn mới chỉ ở bước đầu, nhưng càng lúc vai trò của nha sĩ càng được quan tâm. Hệ thống phân loại nụ cười với những từ vựng cuả nó giúp nha sĩ và bệnh nhân có thể trao đổi dễ dàng khi thảo luận về vấn đề thẩm mỹ.
Thiếu mỗi cái cười đểu Very Happy I love you I love you I love you Very Happy

(ST 23 thg 3, 2010 )

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Thằng Cuội






Thằng Cuội
Từ bé, chúng ta thường nghêu ngao ca hát :

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Tục ngữ vui






Tục ngữ vui

Tiên học lễ hậu học .......ăn

Có chí thì .......ghê

Thích thì chiều .......anh liều..... em té

Con nhà tông không giống lông .....đỡ giống khỉ

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Sợ vợ






Sợ vợ

Bố em thường bị mẹ đì
Em thương bố quá ,hỏi vì làm sao?
Bố rằng mọi sự tại tao
Bố thương mẹ quá, lúc nào cũng thương
Vì thương bố phải nhúng nhường
Nhún lên ,nhún xuống cái giường cũng xiêu
Nghĩa là cũng tại vì yêu
Bởi yêu nên bố nuông chiều thành quen
Cho nên ....khủng hoảng phu quyền
Mẹ mang tiếng xấu rằng quen "đì" chồng

(ST)