Vào thế
kỷ 17, thời các Chúa Nguyễn, Phủ Cam là nơi ở của các Hoàng Tử, và cũng
trong thời gian này tất cả các nhà thờ chỉ là những ngôi nhà đơn sơ mái
tranh và sườn gỗ, khi mà các Chúa ra lệnh cấm đạo thì tất cả những nhà
thờ này đều bị triệt giải.
Vào
năm 1682 linh mục Langlois đã cho xây nhà nguyện Phủ Cam bên bờ sông An
Cựu, 2 năm sau đó Ngài đã cho chuyển dời nhà nguyện này bằng cách mua
một mảnh đất trên đồi Phước Quả để xây một nhà thờ bề thế khang trang hơn đến nổi Chúa Nguyễn Phúc Tần phải thán phục, nhưng đến năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu lại triệt giải nhà thờ này.
Sông
An Cựu xưa: đây là chi lưu của sông Hương và là con sông đào, được đào
vào năm Gia Long 13 góp phần thay chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy
nên còn có tên là sông Lợi Nông, sông Phủ Cam (Theo http://hue.blogsite.org)
Đến
năm 1898 tức 2 thế kỷ sau đó Giám mục Eugène Marie Allys (Đức Cha Lý)
đã cho xây mới Nhà thờ Phủ Cam mới đồ sộ ở vị trí cũ mặt quay về hướng
Bắc. Công trình này do chính Giám mục thiết kế, giám sát thi công và đã
hoàn thành vào năm 1902.
Hình ảnh nhà thờ Phủ Cam có thể coi là xưa nhất khoảng những năm 1890
(Hình ảnh được in nơi trang 601 của Tập san Les Missions Catholiques : bulletin hebdomadaire de l'Œuvre de la propagation de la foi, số 113 ngày 12/12/ 1890 . Dưới bức hình có ghi hàng chữ: Cochinchine Septentrionale (Annam)- Église de Phu Cam, près Huê, d'après une photographie envoyée par M.Allys.
Nhà thờ trước năm 1930
… và sau năm 1930
Hình nhà thờ được ghi trong tư liệu năm 1961 bởi John Dominis
Hình ảnh các em thiếu nhi sinh hoạt trước nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ được in hình ảnh lên tem xưa
Cho
đến khoảng năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo
phận và Tổng giám mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục về nhận chức Tổng
giám mục Huế, thì Ngài đã cho thay đổi toàn bộ nhà thờ cũ và xây dựng
một ngôi nhà thờ mới theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Ảnh Cố Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục chụp cùng gia đình Cụ Ưng Trạo trước nhà thờ Phủ Cam
Năm
1963 nhà thờ bắt đầu xây dựng nhưng đến tháng 11/1963 khi tổng thống
Ngô Đình Diệm bị đảo chính và Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ở Roma
không thể về nước nên công việc xây dựng đã bị chậm lại, đến năm 1967
thì phần cung Thánh tạm thời hoàn thành. Đến năm Mậu Thân 1968 nhà thờ lại bị hư hại thêm một lần nữa.
Mậu Thân 1968 … Nhà thờ bị hư hại một lần nữa
Từ đó mãi cho đến trước năm 1999 nhà thờ vẫn trong tình trạng hư hại và chỉ hoàn thành phần cơ bản. Năm 1999 với quyết tâm chuẩn
bị cho lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế thì tổng giám
mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã cho hoàn thiện những hạng mục còn dang
dở, đến ngày 01/05/1999, khởi công xây dựng hai tháp chuông.
Nhà thờ xây dựng còn dang dở
Và
mãi cho đến ngày 29/06/2000, sau gần 37 năm, nhà thờ chánh toà Phủ Cam
mới được khánh thành, trở thành ngôi thánh đường rộng lớn vào bậc nhất
tại thành phố Huế...
Nhà thờ Phủ Cam hiện nay